Quy trình vệ sinh, bảo dưỡng tháp giải nhiệt như thế nào?

Quy trình vệ sinh tháp giải nhiệt

Để đảm bảo khả năng hoạt động ổn định và tuổi thọ cho thiết bị làm mát. Vệ sinh tháp giải nhiệt đóng vai trò quan trọng trong hệ thống hoạt động. Mặc dù vậy, có khá nhiều đơn vị sử dụng chưa biết cách làm sạch các bộ phận bên trong tháp tản nhiệt, làm cho quá trình hoạt động của tháp bị ảnh hưởng.
Với hơn 14 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn thiết kế, bảo hành bảo trì hệ thống làm mát và đã triển khai bảo dưỡng vệ sinh tháp giải nhiệt cho nhiêu đơn vị như Samsung Việt Nam… Điện lạnh TST sẽ hướng dẫn các bạn cách xử lý tháp đơn giản mà hiệu quả nhất

Dấu hiệu cần thiết phải vệ sinh tháp giải nhiệt làm mát càng sớm càng tốt.

–  Dưới đáy của tháp có nhiều cặn bẩn.
– Bên trong tháp hạ nhiệt phát ra tiếng ồn lớn,khi chạm vào có trường hợp bị rung lắc mạnh
– Tấm tản nhiệt bị nhiều cặn bẩn, thường có màu của vôi
– Khi hoạt động, tháp có phát ra tiếng động lạ hoắc nước ở phớt bị rò rỉ hay thân bơm bị nóng lên bất thường.
– Bộ chia nước hoạt động không hiệu quả như trước
– Nhiệt độ của nguồn nước ở đầu ra không đáp ứng đủ tiêu chuẩn vận hành của tháp.
– Hiệu suất làm việc bị giảm và không đáp được như cầu sử dụng trong sản xuất

vệ sinh tháp giải nhiệt

Các bước vệ sinh, bảo dưỡng tháp giải nhiệt

1. Tẩy rửa cặn bẩn và xả hóa chất cho tháp hạ nhiệt

Tẩy rửa tháp giải nhiệt

Quy trình vệ sinh, bảo dưỡng và tẩy rửa tháp giải nhiệt phổ biến nhất hiện nay là tẩy cặn bẩn bằng cách giữ lại một lượng nước ở bên trong tháp, đủ để hòa lẫn hóa chất vào trong hệ thống tuần hoàn với nông độ vừa đủ, giúp việc vệ sinh nhanh chóng và hạn chế gây hại cho tháp.
Trong quá trình thực hiện vệ sinh cặn bẩn, cầu tuân thủ các quy định về an toàn lao động nghiêm chỉnh, tránh quy cơ bỏng hóa chất hoặc làm dung dịch tẩy rửa tràn ra ngoài gây hư hỏng các linh kiện trong tháp.
Hóa chất sau khi được đổ ra, công nhân việ sinh sẽ mở các van và đường ống, rồi bật bơm nước để hóa chất làm sạch tuần hoàn, đẩy hết cạn bẩn ra khỏi hệ thống.

Tẩy rửa tháp giải nhiệt
Tẩy rửa tháp giải nhiệt

– Tiến hành xả hóa chất

Sau khoảng thời gian vệ sinh, bảo dưỡng tháp giải nhiệt bằng chất tẩy rửa, công nhân tiến hành xả hóa chất ra khỏi hệ thống tản nhiệt. Trước khi xả cần làm trung hòa hóa chất và nước để đảm bảo nguồn nước xả bên trong không gây hại ra môi trường.

vệ sinh tháp giải nhiệt

2. Xử lý rong rêu trong tháp hạ nhiệt

Để loại bỏ rong rêu trong tháp giải nhiệt có hai cách thông dụng được thực hiện là : hóa học và vật lý
Phương pháp vật lý
Trong quá trình làm bạn có thể sử dụng loại đèn cực tím chiếu UV để diệt vi khuẩn bên trong tháp. Bước sóng của điện áp bức xạ được dùng để vô hiệu hóa các tạp khuẩn và vi sinh thông qua biến tính DNA nên có thể tiêu diệt được vi khuẩn gây bệnh trong nước.
Phương pháp hóa học
Bên trong hệ thống tháp tản nhiệt thường phát triển nhiều rong rêu ở nhiều vị trí khác nhau. Đặc biệt là những nơi có nguồn nước và khe nhỏ.
Để ngăn chặn sự phát triển của tảo, rong rêu trong tháp giải nhiệt bằng hóa chất chuyển dụng là giải pháp tối ưu nhất. Có thể lựa chọn các loại hóa chất phù hợp để thực hiện công việc được hiệu quả đồng thời đúng liều lượng và thẩy rử trong thời gian nhất định được hướng dẫn từ nhà sản xuất

3. Kiểm tra các linh kiện và bộ phận tháp

– Làm sạch ống chia nước và các phụ kiện
Trong quá trình làm cần tháo ống chia nước ra để phun xịt hết rong rêu, cặn bẩn bám vào rồi lắp như ban đầu. Để đảm bảo các thiết bị hạ nhiệt hoạt động tốt. Bên cạnh đó, trong quá trình làm cần lưu ý tới việc làm sạch cánh quạt, lưới bảo vệ, vỏ tháp, thân tháp tản nhiệt để giúp thiết bị sạch sẽ và tăng tuổi thọ sản phẩm.
– Kiểm tra đầu bôi trơn
Sau 6 tháng làm việc liên tục, đơn vị sử dụng cần thực hiện quy trình bảo dưỡng tháp giải nhiệt, đặc biệt là việc thay dầu bôi trơn, kiểm tra mức dầu có bị hao hụt khống, nếu thấy hao hụt cần bổ sung đầy đủ. Thấy dầu có dấu hiệu khô, đặc đóng bánh thì cần ngưng hoạt động của thiết bị và thay loại dầu mới
– Kiểm tra hệ thống điện
Sau khi xả đáy, kiểm soát cáu cặn tháp giải nhiệt, tiếp theo cần kiểm tra hệ thống điện cấp vào máy bơm, khởi động từ, mô tơ quạt và các bộ phận điều khiển, cảm biến nhiệt độ …để đảm bảo hiệu quả làm việc của thiết bị

 

Kết luận:

Trong quá trình sử dụng tháp làm mát, bạn cần thường xuyên vệ sinh tháp giải nhiệt để đảm bảo nguồn nước sạch sẽ, cung cấp cho hệ thống và giúp tăng độ bền cho tháp hoạt động lâu dài.
Trên đây là những chia sẻ kinh nghiệm về cách vệ sinh tháp giải nhiệt của điện lạnh TST sau khi đã triển khai cho nhiều đơn vị lớn.
Bạn chỉ cần liên hệ Hotline :0968.024.759 chúng tôi hỗ trợ tư vấn nhanh chóng, chính xác và hiệu quả 24/7.